II. Phân tích chính sách thiết lập kênh phân phối và chính sách trung gian của Cửa hàng Bánh mỳ Như Lan:
1. Sơ lược về cửa hàng:
Bánh mỳ Như Lan là một tiệm bánh nhỏ với diện tích khoảng 35m2 ở số 25 ngõ 233 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. Cửa hàng được thành lập từ tháng 5/2015 từ số vốn nhỏ của vợ chồng chủ quán cùng 2 nhân viên làm thuê. Mặt hàng chính là bánh mỳ bên cạnh đó có các mặt hàng khác để để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Buổi sáng bánh mì với nhiều loại khác nhau như: bánh mì thịt, bánh mì trứng, bánh mì xúc xích, bánh mỳ pate trứng, bánh mỳ trứng thịt bò khô,… tùy theo yêu cầu của người mua mà cửa hàng làm với các size bánh khác nhau. Nguyên liệu đều được chuẩn bị sẵn và tươi mới. Bên cạnh đó, cửa hàng còn bán bún đậu mẹt vào buổi trưa và lẩu nướng vào buổi tối, các loại trà sữa và sữa đậu nành bán cả ngày.
2. Thị trường khách hàng mục tiêu của cửa hàng:
Với địa điểm thuận lợi, cửa hàng nằm trên đoạn đường lớn, cạnh ngã ba và nối ra đường chính, đồng thời gần các trường học, các công ty và khu dân cư đông đúc và nắm được nhu cầu của khách hàng với tính chất công việc luôn bận rộn không có nhiều thời gian dành cho việc ăn uống nên thị trường khách hàng mục tiêu của cửa hàng chủ yếu là sinh viên các trường gần đó như Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia,...; học sinh trường tiểu học Dịch Vọng A, trung học cơ sở Dịch Vọng Hậu, trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề quận Cầu Giấy,..; nhân viên các công ty lân cận như ngân hàng SHB,...ngoài ra còn có người dân trong khu vực và khách qua đường.
3. Chính sách thiết lập kênh phân phối của cửa hàng Bánh mỳ Như Lan:
3.1. Thiết kế kênh phân phối:
3.1.1. Nghiên cứu nhu cầu khách hàng:
Cửa hàng nhận thấy nhu cầu sử dụng các sản phẩm ăn nhanh, các sản phẩm tiện lợi ngày càng tăng do tính chất công việc cũng như thời gian làm việc bị hạn hẹp. Khách hàng luôn mong muốn có một bữa ăn nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo được dinh dưỡng.
3.1.2. Xác định mục tiêu kênh:
- Phục vụ chủ yếu cho đối tượng học sinh, sinh viên, dân công sở và người dân trong khu vực
- Mở rộng thị trường, phân phối đến các chi nhánh trong địa bàn quận Cầu Giấy, giới thiệu Bánh mỳ Như Lan đến nhiều khách hàng hơn
- Đảm bảo phục vụ đầy đủ, nhanh chóng cho khách hàng đến mua bánh mỳ.
3.1.3. Đưa ra các phương án kênh:
- Kênh zero cấp: trực tiếp sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng
- Kênh một cấp: thông qua nhà bán lẻ để phân phối đến người tiêu dùng.
3.1.4. Đánh giá và lựa chọn kênh phân phối:
3.1.4.1. Một số căn cứ lựa chọn kênh phân phối:
3.1.4.1.1. Mục tiêu kênh:
- Đảm bảo mức phục vụ khách hàng cao
- Yêu cầu các trung gian hoạt động hiệu quả, hợp tác chặt chẽ với cửa hàng
- Đưa tên tuổi bánh mỳ Như Lan phủ rộng trên phạm vi quận Cầu Giấy
3.1.4.1.2. Đặc điểm khách hàng mục tiêu:
- Quy mô khách hàng: trung bình.
- Cơ cấu khách hàng: chủ yếu là học sinh, sinh viên, dân công sở.
- Mật độ khách hàng: trung bình nhưng phân bố không đều.
- Hành vi khách hàng: mua thường xuyên từng lượng nhỏ.
3.1.4.1.3. Đặc điểm sản phẩm:
- Bánh mỳ là mặt hàng gọn nhẹ, có giá trị thấp.
- Thời gian từ sản xuất bánh mỳ đến tiêu dùng ngắn.
- Bánh mỳ còn đi kèm với các nguyên liệu động vật (trứng, thịt lợn,…), các loại rau củ tươi sống (dưa chuột, cà rốt,…) , các loại nước sốt, gia vị,…nên dễ hư hỏng, hạn sử dụng ngắn, chỉ sử dụng trong ngày.
3.1.4.1.4. Đặc điểm trung gian thương mại:
- Chủ yếu là các nhà bán lẻ.
- Ưu điểm :
Địa điểm bán hàng thuận lợi, gần nhiều trường học, công sở,...
Là các cửa hàng lâu năm, có uy tín với khách hàng.
Quan hệ với khách hàng tốt.
- Nhược điểm:
Đều là cửa hàng có quy mô nhỏ.
Chưa nắm bắt được thị trường kịp thời vì là cửa hàng lâu năm.
Chi phí cho việc mở rộng hoạt động trung gian còn khá cao.
3.1.4.1.5. Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh:
Một số đối thủ cạnh tranh của cửa hàng như cửa hàng Bánh mỳ Cô Lan, Bánh mỳ Doner Kebab, các loại xe đẩy bán bánh mì,… ở xung quanh khu vực cửa hàng đều đang sử dụng kênh phân phối trực tiếp, tức là đưa sản phẩm của mình đến tận tay khách hàng mà không thông qua trung gian.
3.1.4.1.6. Khả năng nguồn lực của cửa hàng:
- Quy mô cửa hàng nhỏ.
- Cửa hàng hoạt động với nguồn lực ban đầu khá là hạn hẹp, vốn đầu tư là nguồn tích góp vốn của chủ cửa hàng.
- Tổng số người bán: 4 người (2 vợ chồng là chủ cửa hàng và 2 nhân viên làm thuê)
3.1.4.2. Lựa chọn kênh phân phối:
Vì các lý do nêu trên, cửa hàng quyết định thiết lập kênh phân phối bằng cách kết hợp ưu điểm của 2 loại kênh phân phối đã đưa ra, dựa vào ưu thế của cửa hàng:
+ Sản xuất số lượng lớn hơn vỏ bánh mì, phân phối cho một số cửa hàng bán lẻ khác trong khu vực.
+ Trực tiếp phân phối bánh mì đến khách hàng: nguyên liệu tự chế biến, làm theo yêu cầu của khách hàng đến mua tại cửa hàng với nhiều loại bánh mỳ và các nguyên liệu đi kèm.
3.2. Quản lý kênh phân phối:
3.2.1. Tuyển chọn thành viên kênh:
Sau khi nghiên cứu các tiêu chuẩn như: phương thức kinh doanh, những mặt hàng cửa hàng trung gian bán, khả năng phát triển, khả năng chi trả, tính hợp tác và uy tín…cửa hàng lựa chọn được 3 trung gian:
- Là các cửa hàng có quy mô nhỏ, phương thức kinh doanh là bán lẻ, số lượng ít.
- Nằm quanh khu vực các trường học, công sở trong quận Cầu Giấy (Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia,...) và không quá xa cửa hàng để nâng cao tính hợp tác, thúc đẩy mối quan hệ lâu dài, bền vững.
- Những mặt hàng các cửa hàng đó đang kinh doanh là đồ ăn (nem chua, xúc xích, khoai tây chiên, bún đậu) và đồ uống (chè, sữa chua), nếu thêm mặt hàng là bánh mỳ thì khả năng phát triển sẽ tốt hơn, lợi nhuận thu về sẽ lớn hơn. Từ đó, có thể cho thấy khả năng thanh toán của các cửa hàng đó sẽ đáp ứng được việc cung ứng hàng của Như Lan, việc quay vòng vốn sẽ thuận lợi hơn.
3.2.2. Khuyến khích các thành viên kênh hoạt động:
- Cửa hàng có chính sách ưu đãi về giá cho các tiệm lấy số lượng lớn, nhằm mục tiêu mở rộng thêm các thành viên kênh khác.
- Có các chính sách hỗ trợ đổi sản phẩm, đổi bánh cũ lấy bánh mới.
- Ngoài ra, sản phẩm luôn được cải biến về mẫu mã (bánh dài, bánh tròn, bánh tam giác,…), chất lượng bánh được chú ý nhiều hơn.
3.2.3. Đánh giá hoạt động của các thành viên kênh:
- Trung bình mỗi ngày, cửa hàng bánh mì Như Lan cung ứng khoảng 1000 vỏ bánh cho các tiệm, số lượng bánh có thể giảm vào các ngày cuối tuần.
- Thông thường, bánh mì các tiệm đã nhập ít bị tồn đến ngày hôm sau, đảm bảo sản phẩm luôn tươi mới.
- Các trung gian hợp tác tốt, thanh toán đầy đủ số lượng bánh nhập vào và đúng thời gian quy định, phục vụ khách hàng nhanh chóng, có khả năng tăng số lượng bánh lấy.
4. Chính sách trung gian của Cửa hàng Bánh mỳ Như Lan:
- Do quy mô nhỏ, giá trị sản phẩm thấp, nên cửa hàng áp dụng chính sách phân phối chọn lọc, sử dụng một số trung gian và hạn chế địa điểm tiêu thụ trong khu vực.
- Do hạn sử dụng của bánh mì không lâu, nên cửa hàng hạn chế phân phối rộng rãi sản phẩm của mình, chỉ phân phối trong khu vực quận Cầu Giấy.
III. Đánh giá việc thực hiện chính sách thiết lập kênh phân phối và chính sách trung gian đối với yêu cầu của tập khách hàng mục tiêu của Cửa hàng Bánh mỳ Như Lan:
1. Chính sách thiết lập kênh phân phối:
1.1. Ưu điểm:
Xác định tập khách hàng mục tiêu và thiết lập một kênh phân phối phù hợp với quy mô của mình, cửa hàng đã đáp ứng được mục tiêu kênh về mức độ đảm bảo dịch vụ khách hàng với chính sách thiết lập kênh phân phối hiệu quả và hợp lí:
Đối với kênh trực tiếp:
- Cửa hàng luôn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Các nguyên liệu được chuẩn bị sẵn từ trước khi bán và luôn có nhân viên trực ở cửa hàng nên kênh phân phối bán lẻ tại cửa hàng luôn thỏa mãn được yêu cầu của người mua.
- Sản phẩm luôn tươi mới ít tồn đọng nên đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an toàn vệ sinh về chất lượng.
- Sự đa dạng hóa sản phẩm làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Cửa hàng gần các trường học, công sở là địa điểm thuận lợi để phân phối đến tập khách hàng mục tiêu của mình.
Đối với kênh một cấp:
- Các trung gian phân phối, với địa điểm thuận lợi, đã phục vụ tốt tập khách hàng mục tiêu.
- Cửa hàng luôn cung cấp đấy đủ và nhanh chóng số lượng vỏ bánh mì theo đúng yêu cầu của các nhà bán lẻ.
- Các chính sách giảm giá cho các đơn hàng với số lượng lớn, đổi bánh cũ lấy bánh mới đã góp phần nâng cao hiệu quả của kênh phân phối.
1.2. Hạn chế:
- Nguồn lực tài chính có hạn nên việc đầu tư mở rộng và phát triển hệ thống trung gian chưa cao.
2. Chính sách trung gian:
2.1. Ưu điểm:
Chính sách trung gian của cửa hàng khá hợp lí, phù hợp với chính sách thiết lập kênh phân phối và tập khách hàng mục tiêu của cửa hàng:
- Áp dụng chính sách phân phối chọn lọc, chỉ tập trung bán ở khu vực Cầu Giấy nên tạo hiệu quả trong hoạt động bởi khi phân phối theo khu vực nhất định sẽ tập trung chú trọng đến sở thích và nhu cầu của tập khách hàng mục tiêu, từ đó có chính sách đáp ứng tốt nhất.
- Với một cửa hàng quy mô nhỏ thì việc áp dụng chính sách phân phối chọn lọc phần nào sẽ tiết kiệm chi phí, đầu tư có hiệu quả. Hơn nữa việc chọn lọc khu vực bán sẽ làm bánh không bị giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển.
- Dễ dàng quản lý và kiểm soát hoạt động của hệ thống trung gian, đảm giữ vững uy tín thương hiệu với khách hàng.
- Chiếm lĩnh và khai thác tối đa thị trường mục tiêu đã định.
2.2. Hạn chế:
- Chi phí mở trung gian còn cao.
- Chưa có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động marketing cụ thể cho các trung gian phân phối để mang thương hiệu Bánh mỳ Như Lan đến gần hơn với khách hàng.
- Thiếu đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường và bên môi giới để tạo hiệu ứng tốt với khách hàng.
1. Sơ lược về cửa hàng:
Bánh mỳ Như Lan là một tiệm bánh nhỏ với diện tích khoảng 35m2 ở số 25 ngõ 233 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. Cửa hàng được thành lập từ tháng 5/2015 từ số vốn nhỏ của vợ chồng chủ quán cùng 2 nhân viên làm thuê. Mặt hàng chính là bánh mỳ bên cạnh đó có các mặt hàng khác để để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Buổi sáng bánh mì với nhiều loại khác nhau như: bánh mì thịt, bánh mì trứng, bánh mì xúc xích, bánh mỳ pate trứng, bánh mỳ trứng thịt bò khô,… tùy theo yêu cầu của người mua mà cửa hàng làm với các size bánh khác nhau. Nguyên liệu đều được chuẩn bị sẵn và tươi mới. Bên cạnh đó, cửa hàng còn bán bún đậu mẹt vào buổi trưa và lẩu nướng vào buổi tối, các loại trà sữa và sữa đậu nành bán cả ngày.
2. Thị trường khách hàng mục tiêu của cửa hàng:
Với địa điểm thuận lợi, cửa hàng nằm trên đoạn đường lớn, cạnh ngã ba và nối ra đường chính, đồng thời gần các trường học, các công ty và khu dân cư đông đúc và nắm được nhu cầu của khách hàng với tính chất công việc luôn bận rộn không có nhiều thời gian dành cho việc ăn uống nên thị trường khách hàng mục tiêu của cửa hàng chủ yếu là sinh viên các trường gần đó như Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia,...; học sinh trường tiểu học Dịch Vọng A, trung học cơ sở Dịch Vọng Hậu, trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề quận Cầu Giấy,..; nhân viên các công ty lân cận như ngân hàng SHB,...ngoài ra còn có người dân trong khu vực và khách qua đường.
3. Chính sách thiết lập kênh phân phối của cửa hàng Bánh mỳ Như Lan:
3.1. Thiết kế kênh phân phối:
3.1.1. Nghiên cứu nhu cầu khách hàng:
Cửa hàng nhận thấy nhu cầu sử dụng các sản phẩm ăn nhanh, các sản phẩm tiện lợi ngày càng tăng do tính chất công việc cũng như thời gian làm việc bị hạn hẹp. Khách hàng luôn mong muốn có một bữa ăn nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo được dinh dưỡng.
3.1.2. Xác định mục tiêu kênh:
- Phục vụ chủ yếu cho đối tượng học sinh, sinh viên, dân công sở và người dân trong khu vực
- Mở rộng thị trường, phân phối đến các chi nhánh trong địa bàn quận Cầu Giấy, giới thiệu Bánh mỳ Như Lan đến nhiều khách hàng hơn
- Đảm bảo phục vụ đầy đủ, nhanh chóng cho khách hàng đến mua bánh mỳ.
3.1.3. Đưa ra các phương án kênh:
- Kênh zero cấp: trực tiếp sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng
- Kênh một cấp: thông qua nhà bán lẻ để phân phối đến người tiêu dùng.
3.1.4. Đánh giá và lựa chọn kênh phân phối:
3.1.4.1. Một số căn cứ lựa chọn kênh phân phối:
3.1.4.1.1. Mục tiêu kênh:
- Đảm bảo mức phục vụ khách hàng cao
- Yêu cầu các trung gian hoạt động hiệu quả, hợp tác chặt chẽ với cửa hàng
- Đưa tên tuổi bánh mỳ Như Lan phủ rộng trên phạm vi quận Cầu Giấy
3.1.4.1.2. Đặc điểm khách hàng mục tiêu:
- Quy mô khách hàng: trung bình.
- Cơ cấu khách hàng: chủ yếu là học sinh, sinh viên, dân công sở.
- Mật độ khách hàng: trung bình nhưng phân bố không đều.
- Hành vi khách hàng: mua thường xuyên từng lượng nhỏ.
3.1.4.1.3. Đặc điểm sản phẩm:
- Bánh mỳ là mặt hàng gọn nhẹ, có giá trị thấp.
- Thời gian từ sản xuất bánh mỳ đến tiêu dùng ngắn.
- Bánh mỳ còn đi kèm với các nguyên liệu động vật (trứng, thịt lợn,…), các loại rau củ tươi sống (dưa chuột, cà rốt,…) , các loại nước sốt, gia vị,…nên dễ hư hỏng, hạn sử dụng ngắn, chỉ sử dụng trong ngày.
3.1.4.1.4. Đặc điểm trung gian thương mại:
- Chủ yếu là các nhà bán lẻ.
- Ưu điểm :
Địa điểm bán hàng thuận lợi, gần nhiều trường học, công sở,...
Là các cửa hàng lâu năm, có uy tín với khách hàng.
Quan hệ với khách hàng tốt.
- Nhược điểm:
Đều là cửa hàng có quy mô nhỏ.
Chưa nắm bắt được thị trường kịp thời vì là cửa hàng lâu năm.
Chi phí cho việc mở rộng hoạt động trung gian còn khá cao.
3.1.4.1.5. Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh:
Một số đối thủ cạnh tranh của cửa hàng như cửa hàng Bánh mỳ Cô Lan, Bánh mỳ Doner Kebab, các loại xe đẩy bán bánh mì,… ở xung quanh khu vực cửa hàng đều đang sử dụng kênh phân phối trực tiếp, tức là đưa sản phẩm của mình đến tận tay khách hàng mà không thông qua trung gian.
3.1.4.1.6. Khả năng nguồn lực của cửa hàng:
- Quy mô cửa hàng nhỏ.
- Cửa hàng hoạt động với nguồn lực ban đầu khá là hạn hẹp, vốn đầu tư là nguồn tích góp vốn của chủ cửa hàng.
- Tổng số người bán: 4 người (2 vợ chồng là chủ cửa hàng và 2 nhân viên làm thuê)
3.1.4.2. Lựa chọn kênh phân phối:
Vì các lý do nêu trên, cửa hàng quyết định thiết lập kênh phân phối bằng cách kết hợp ưu điểm của 2 loại kênh phân phối đã đưa ra, dựa vào ưu thế của cửa hàng:
+ Sản xuất số lượng lớn hơn vỏ bánh mì, phân phối cho một số cửa hàng bán lẻ khác trong khu vực.
+ Trực tiếp phân phối bánh mì đến khách hàng: nguyên liệu tự chế biến, làm theo yêu cầu của khách hàng đến mua tại cửa hàng với nhiều loại bánh mỳ và các nguyên liệu đi kèm.
3.2. Quản lý kênh phân phối:
3.2.1. Tuyển chọn thành viên kênh:
Sau khi nghiên cứu các tiêu chuẩn như: phương thức kinh doanh, những mặt hàng cửa hàng trung gian bán, khả năng phát triển, khả năng chi trả, tính hợp tác và uy tín…cửa hàng lựa chọn được 3 trung gian:
- Là các cửa hàng có quy mô nhỏ, phương thức kinh doanh là bán lẻ, số lượng ít.
- Nằm quanh khu vực các trường học, công sở trong quận Cầu Giấy (Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia,...) và không quá xa cửa hàng để nâng cao tính hợp tác, thúc đẩy mối quan hệ lâu dài, bền vững.
- Những mặt hàng các cửa hàng đó đang kinh doanh là đồ ăn (nem chua, xúc xích, khoai tây chiên, bún đậu) và đồ uống (chè, sữa chua), nếu thêm mặt hàng là bánh mỳ thì khả năng phát triển sẽ tốt hơn, lợi nhuận thu về sẽ lớn hơn. Từ đó, có thể cho thấy khả năng thanh toán của các cửa hàng đó sẽ đáp ứng được việc cung ứng hàng của Như Lan, việc quay vòng vốn sẽ thuận lợi hơn.
3.2.2. Khuyến khích các thành viên kênh hoạt động:
- Cửa hàng có chính sách ưu đãi về giá cho các tiệm lấy số lượng lớn, nhằm mục tiêu mở rộng thêm các thành viên kênh khác.
- Có các chính sách hỗ trợ đổi sản phẩm, đổi bánh cũ lấy bánh mới.
- Ngoài ra, sản phẩm luôn được cải biến về mẫu mã (bánh dài, bánh tròn, bánh tam giác,…), chất lượng bánh được chú ý nhiều hơn.
3.2.3. Đánh giá hoạt động của các thành viên kênh:
- Trung bình mỗi ngày, cửa hàng bánh mì Như Lan cung ứng khoảng 1000 vỏ bánh cho các tiệm, số lượng bánh có thể giảm vào các ngày cuối tuần.
- Thông thường, bánh mì các tiệm đã nhập ít bị tồn đến ngày hôm sau, đảm bảo sản phẩm luôn tươi mới.
- Các trung gian hợp tác tốt, thanh toán đầy đủ số lượng bánh nhập vào và đúng thời gian quy định, phục vụ khách hàng nhanh chóng, có khả năng tăng số lượng bánh lấy.
4. Chính sách trung gian của Cửa hàng Bánh mỳ Như Lan:
- Do quy mô nhỏ, giá trị sản phẩm thấp, nên cửa hàng áp dụng chính sách phân phối chọn lọc, sử dụng một số trung gian và hạn chế địa điểm tiêu thụ trong khu vực.
- Do hạn sử dụng của bánh mì không lâu, nên cửa hàng hạn chế phân phối rộng rãi sản phẩm của mình, chỉ phân phối trong khu vực quận Cầu Giấy.
III. Đánh giá việc thực hiện chính sách thiết lập kênh phân phối và chính sách trung gian đối với yêu cầu của tập khách hàng mục tiêu của Cửa hàng Bánh mỳ Như Lan:
1. Chính sách thiết lập kênh phân phối:
1.1. Ưu điểm:
Xác định tập khách hàng mục tiêu và thiết lập một kênh phân phối phù hợp với quy mô của mình, cửa hàng đã đáp ứng được mục tiêu kênh về mức độ đảm bảo dịch vụ khách hàng với chính sách thiết lập kênh phân phối hiệu quả và hợp lí:
Đối với kênh trực tiếp:
- Cửa hàng luôn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Các nguyên liệu được chuẩn bị sẵn từ trước khi bán và luôn có nhân viên trực ở cửa hàng nên kênh phân phối bán lẻ tại cửa hàng luôn thỏa mãn được yêu cầu của người mua.
- Sản phẩm luôn tươi mới ít tồn đọng nên đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an toàn vệ sinh về chất lượng.
- Sự đa dạng hóa sản phẩm làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Cửa hàng gần các trường học, công sở là địa điểm thuận lợi để phân phối đến tập khách hàng mục tiêu của mình.
Đối với kênh một cấp:
- Các trung gian phân phối, với địa điểm thuận lợi, đã phục vụ tốt tập khách hàng mục tiêu.
- Cửa hàng luôn cung cấp đấy đủ và nhanh chóng số lượng vỏ bánh mì theo đúng yêu cầu của các nhà bán lẻ.
- Các chính sách giảm giá cho các đơn hàng với số lượng lớn, đổi bánh cũ lấy bánh mới đã góp phần nâng cao hiệu quả của kênh phân phối.
1.2. Hạn chế:
- Nguồn lực tài chính có hạn nên việc đầu tư mở rộng và phát triển hệ thống trung gian chưa cao.
2. Chính sách trung gian:
2.1. Ưu điểm:
Chính sách trung gian của cửa hàng khá hợp lí, phù hợp với chính sách thiết lập kênh phân phối và tập khách hàng mục tiêu của cửa hàng:
- Áp dụng chính sách phân phối chọn lọc, chỉ tập trung bán ở khu vực Cầu Giấy nên tạo hiệu quả trong hoạt động bởi khi phân phối theo khu vực nhất định sẽ tập trung chú trọng đến sở thích và nhu cầu của tập khách hàng mục tiêu, từ đó có chính sách đáp ứng tốt nhất.
- Với một cửa hàng quy mô nhỏ thì việc áp dụng chính sách phân phối chọn lọc phần nào sẽ tiết kiệm chi phí, đầu tư có hiệu quả. Hơn nữa việc chọn lọc khu vực bán sẽ làm bánh không bị giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển.
- Dễ dàng quản lý và kiểm soát hoạt động của hệ thống trung gian, đảm giữ vững uy tín thương hiệu với khách hàng.
- Chiếm lĩnh và khai thác tối đa thị trường mục tiêu đã định.
2.2. Hạn chế:
- Chi phí mở trung gian còn cao.
- Chưa có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động marketing cụ thể cho các trung gian phân phối để mang thương hiệu Bánh mỳ Như Lan đến gần hơn với khách hàng.
- Thiếu đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường và bên môi giới để tạo hiệu ứng tốt với khách hàng.
Nhận xét
Đăng nhận xét